Chúa Giêsu Thanh Tẩy Đền Thờ
05:24 16/05/2020
303
Đền thờ Jerusalem hay còn gọi là Đền Thánh tọa lạc trên một ngọn núi bên trong thành phố cổ Jerusalem. Với đức tin của người Do Thái, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện. Ngôi đền đầu tiên do vua Salomon xây dựng vào khoảng thế kỷ 10 trước Công nguyên, nó là trung là trung tâm phụng thờ của người Do Thái. Ngôi đền này chính thức thay thế cho nơi mà Môsê phụng thờ Thiên Chúa và trở thành nơi tập trung đức tin của người Do Thái. Ngôi đền thứ nhất bị phá hủy bởi những người Babylon vào năm 586 (tcn), và được xây dựng lại ngôi đền thứ hai bảy mươi năm sau vào 515 (tcn). Những thế kỷ sau đó, nó lại được Hêrôđê tu sửa khoảng năm 20 (tcn), và lại bị người Rô-ma phá hủy khoảng năm 70 (scn). Tất cả các vách tường bên ngoài vẫn còn đứng vững, dù chính điện đã bị phá hủy từ lâu. Trải qua nhiều năm, người ta cho rằng bức tường phía Tây của đền là tường duy nhất còn đứng vững. Trong phạm vi ngôi đền cũ có một đền thờ Hồi Giáo, một mái vòm bằng đá sau thế kỷ 7, và một nhà thờ Hồi giáo cùng thời kỳ.
Đền thờ Giêrusalem đã trở một trung tâm tôn giáo và là linh thiêng nhất đối với người Do Thái, nhưng họ đã biến Đền Thờ thành khu chợ trời buôn bán, hỗn tạp, khiến Đức Giêsu phải nổi cơn giận. Thánh sử Gioan thuật lại: " Lễ Vượt Qua của dân Do Thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". Vậy, đâu là lý do Chúa Giê-su có cách hành xử như thế?
Chúng ta biết rằng, lúc bấy giờ người Do Thái đang sống dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã và trên đồng tiền của người La Mã lại có in hình của hoàng đế César. Do đó, đối với dân Do Thái, đồng tiền này không thể dùng để dâng cúng vào đền thờ, vì nó làm ra ô uế. Vì lý do đó, xuất hiện những bàn để đổi từ tiền La Mã sang tiền của Do Thái để dâng cúng vào đền thờ. Đồng thời, tại đây người ta dùng lễ vật dâng lên Thiên Chúa, nên có dịch vụ buôn bán chiên bò, chim câu để giúp cho khách hành hương xa thuận tiện mua để làm lễ tế cho Thiên Chúa.
Thay vì, việc buôn bán và đổi tiền là nhằm mục đích mục vụ cho khách hành hương, thì những người cai quản Đền Thờ biến Đền Thờ thành nơi kinh doanh và kiếm lợi nhuận bất chính. Dù biết đó là sai phạm bất chính, nhưng dân chúng vẫn không dám đụng tới, bởi vì những người buôn bán trong Đền thờ, chính là con cháu của các hàng tư tế vị vọng, những người có quyền hành trong việc cai quản và cử hành các nghi lễ trong Đền Thờ. Cho nên, họ có một sự cấu kết với nhau để biến Đền Thờ Thiên Chúa trở thành hang trộm cướp, lọc lừa, tranh giành và cấu xé lẫn nhau.
Trước cảnh tượng như vậy, cùng với lòng nhiệt thành nhà Chúa, Chúa Giê-su đã lấy dây thừng làm roi, để xua đuổi phường buôn bán và quân đổi tiền ra khỏi đền thờ. Ngài đổ tung tiền xuống đất và xô nhào bàn ghế của họ. Ngài nói: " Nhà của Cha Ta sẽ là nhà cầu nguyện, các ngươi thì đã biến nó thành hang trộm cướp" (Lc 19, 46). Hành động của Chúa Giê-su đã đụng chạm tới lòng tự ái và tính kiêu hãnh của các bậc tư tế. Và như thế, Ngài sẽ rơi vào hang cọp, chúng sẽ tìm cách để cắt xé, vì Chúa Giê-su không có quyền gì trên họ theo tính pháp lý. Vả lại, khi Chúa Giê-su xua đuổi và lập đổ bàn ghế của họ, thì đồng nghĩa là Ngài đã lật đổ nồi cơm và miếng ăn của họ và con cháu họ.
Từ đó, nó dẫn đến sự mẫu thuẩn giữa họ và Chúa Giê-su càng gây gắt hơn. Họ tìm cách để giết Chúa Giê-su, để trả oán với Ngài, nên họ lập mưu và cấu kết với chính quyền để bắt tội Ngài. Phản ứng của họ là chất vấn Chúa Giê-su: "Ông lấy lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" Đức Giê-su trả lời: " Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; ba ngày sau tôi sẽ xây dựng lại." Lời nói này có thể đưa đến cao điểm của sự mâu thuẩn và đụng chạm tới lòng tự ái dân tộc, họ phải mất 46 năm để xây xong Đền Thờ, vậy mà Chúa Giê-su bảo chỉ xây trong ba ngày. Họ cho rằng, Chúa Giê-su nói lời phạm thượng và xúc phạm đến tổ tiên cha ông của họ. Khi mâu thuẫn càng tăng, thì lòng hận thù càng chất đầy. Họ không bỏ qua những gì Chúa Giê-su đã phá vỡ những ý định và ước muốn của họ. Mâu thuẫn dẫn đến bằng một bản án cho kẻ nói lời phạm thượng.
Ngày nay, Đền Thờ Jerusalem trở thành di tích lịch sử và là niềm tự hào nền văn minh cho thế giới nói chung và người Công giáo chúng ta nói riêng. Nó được thay hình đổi dạng theo thời gian và biến cố lịch sử. Đó là đền thờ của vật chất. Nhưng Chúa Giê-su muốn chúng ta nhìn đến đền thờ nơi Ngài. Đó là thông điệp chạy xuyên suốt trong mọi thời đại và cho mỗi người chúng ta hôm nay. Chính là sự chết và phục sinh của Ngài, là đỉnh cao nguồn ơn cứu độ cho chúng ta. Lời tuyên đã được thực hiện cho nhân loại. Và mỗi chúng ta hãy dọn đền thờ tâm hồn của mình để cho Thiên Chúa hiện diện và ngự trị.
Từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tâm hồn chúng ta đã trở nên như một đền thờ sống động, một nơi cho Thiên Chúa ngự trị. Thế nhưng, với vòng cuộc đời và cùng với thời gian, lòng đam mê tiền bạc, của cải vật chất và danh vọng địa vị, vui chơi lạc thú đã xô đẩy chúng ta vào những con đường tội lỗi: gian tham, trộm cắp, ăn gian nói dối, ăn hối lộ, đối xử bất công, … Tất cả những tội lỗi phát sinh từ lòng đam mê chạy theo tiền bạc, chúng biến tâm hồn chúng ta trở nên như một cái chợ hỗn tạp, một hang trộm cướp, chứ không còn phải là một ngôi đền thờ sống động cho Chúa Ngự trị. Chúng là kẻ thù của Thập giá của Chúa Giê-su. Chúng ta hãy nhớ lại lời của Thánh Phaolô đã viết: “Anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần sao?” (1Cr 6,19).
Lạy Chúa, khi thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, thì xin Chúa hãy thanh tẩy đền thờ tâm hồn mỗi người chúng con. Amen.