Mục Nát Là Định Luật Của Sự Thay Đổi
07:12 16/05/2020
298
ào ngày 4 tháng 4 hằng năm, người Mỹ tưởng nhớ Martin Luther King, là một mục sư nổi tiếng với phong trào đấu tranh bất bạo động, đòi sự bình đẳng giữa người da trắng và da đen. Câu chuyện bắt đầu bùng nổ cao trào là tẩy chay xe buýt sau khi một phụ nữ da đen tên là Rosa Parks bị bắt, vì từ chối không nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo quy định của luật. Martin Luther King là người thủ lĩnh, giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay và các cuộc đấu tranh bất bạo động.
Như lời ông ta nói với đám đông: “Đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong sự giận dữ và hoảng sợ. Ai có vũ khí, xin hãy đem về, chúng ta không thể giải quyết vấn nạn này bằng những vụ bạo động trả đũa. Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng, bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng, chúng ta yêu thương họ. Giáo huấn của Chúa Giêsu dạy rằng: "Hãy yêu kẻ thù mình, chúc phước cho kẻ quyền rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình. Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp trả lòng thù hận.
Martin Luther King bị ám sát vào chiều tối hôm sau, ngày 4 tháng 4 năm 1968 khi ông đang đứng trên ban công của khách sạn thuộc tiểu bang Tennessee. Cái chết của Martin Luther King là đã đi vào lịch sử đất nước Mỹ, một người đòi sự bình đẳng của da đen, và cho cả chính chúng ta ngày hôm nay về sự kỳ thị chủng tộc. Hành động con người vĩ đại sống cho sự công bằng, chết cho chân lý.
Hành động đó được gắn liền với lời dạy của Chúa Giêsu, Ngài đã nói với các Tông đồ: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời.” Từ hình ảnh hạt lúa mục nát thì mới trổ sinh ra nhiều bông hạt, Chúa Giêsu đưa ra một quy luật sống cho con người, đó là chấp nhận mất đi để được thay đổi và phát sinh những điều tốt đẹp hơn.
Mục nát có nghĩa là phải chấp nhận sự hy sinh, khó khăn và gian khổ thì con người đạt được những điều lớn lao, vì không có thành tích nào mà không có mồ hôi và nước mắt. Một em bé muốn bước đi, nó phải té ngã vài lần, rồi đứng dậy bước đi. Một vận động viên muốn đạt tấm huy chương thì phải trải qua ngày tháng rèn luyện gian khổ. Một gia đình hạnh phúc thì gia đình đó mọi người phải biết hy sinh, quan tâm và giúp đỡ cho nhau để đạt tới hạnh phúc.
Khi nhấn mạnh đến sự từ bỏ, Chúa Giêsu nói: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời.” Đây là lời chỉ bảo của Chúa cho các Tông đồ biết sống quên mình và chấp mục nát chính mình là chết đi cái tôi cao ngạo, tự kiêu, ganh đua hơn thua, thì sẽ sinh ra những điều tốt đẹp cho người khác. Một người sống cho lý cao đẹp, luôn hướng tới tha nhân và mang lại lợi ích cho người khác dù họ có bị thua thiệt hay bị ghen ghét.
Câu chuyện của Đức Tổng Giám Mục Romero đã bị bắn chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980 khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bệnh viện ở El Salvador. Vụ ám sát ngài đã gây chấn động cho thế giới khi ngài đứng lên đấu tranh cho người dân nghèo cho đất nước này.
Trong sắc lệnh được công bố hôm thứ Tư, ngày 14/3 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyến bố phép lạ do sự cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài. nhìn nhận việc chữa lành không thể giải thích được về mặt y khoa của chị Cecilia Flores. Cô và gia đình đã cầu nguyện xin Đức Tổng Giám Mục Romero cầu bầu trong khi đang bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian mang thai khó.
Tấm gương hy sinh của ngài là bằng chứng cho lời Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay. Hạt lúa mục nát được ví như chính cuộc đời của mục sư Martin Luther King và Đức Giám mục Oscar Romero, họ chết cho công lý, tình thương và hòa bình cho nhân loại. Để được những những điều vĩ đại trong thế gian này, họ đã sống và thực hành lời Chúa dạy: “Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó.” Amen.