TRUYỆN TÍCH 32 : Chuỗi Mân Côi với 1 bộ lạc ở Trung Quốc

02:01 12/06/2020

406

Nếu ai đã đọc cuốn lịch sử tiểu thuyết “La main gauche de Dieu” tạm dịch là cánh tay trái của Thiên Chúa, thì sẽ biết được câu truyện rất hy hữu sau đây: Trung úy phi công Mỹ Donald được lệnh tham gia chiến đoàn không quân, sang Trung Quốc giúp đồng minh, chiến đấu với quân Mao trạch Đông. Chàng lái chiếc phi cơ oanh kích. Sau khi đã dội bom ở 1 điạ điểm thuộc quyền kiểm soát của Mao Trạch Đông. Phi cơ chàng bị trúng đạn phòng không. Biết mình sẽ phải hạ cánh xuống 1 địạ điểm rất nguy hiểm, có đầy dân quân du khích. Chàng sẽ bị bắt hoặc bị giết . Dù với bất cứ giá nào, Donald cũng phải bay rất xa, đễ hạ cánh xuống 1 khu rừng hoang vu, may ra thoát khỏi bọn dân quân du kích. Vừa hạ cánh xuống đất, thì phi cơ bốc cháy. Chàng nhảy ra khỏi phi cơ, lấy vội hành lý cá nhân, chạy thẳng vào rừng sâu, rồi cứ đi đi mãi. Cho đến 1 nơi hoang vắng, chàng thấy xác 1 linh mục người tây phưong. Cảm động trước cái chết đau thương của vị linh mục. Chàng đào đất và chôn cất đàng hoàng. Rồi lấy chiếc áo dài đen của Linh mục (soutane) đã chết, mặc vào giả làm linh mục. Nếu có bị bắt, chàng chỉ nói là đi lạc đường. Có thể sẽ không bị giết, và may ra còn được dẫn giải về Toà Giám Mục gần nhất. Lúc ấy sẽ trình bày hoàn cảnh.

 Đi được 1 quãng thật xa, chàng thấy có toán trẻ đang chăn bò. Chàng đến gần xem, nếu có làng mạc ở đây, thì xin vào trú ngụ. Dù sao thì họ cũng sẽ tiếp đón, hoặc cho ở nhờ 1,2 hôm. Không ngờ 1 sự an bài rất lạ lùng. Mấy đứa trẻ chăn bò lại là những đứa trẻ người công giáo. Em nào cũng đeo tràng chuỗi Mân Côi có cây thánh giá ở cổ. Ngạc nhiên ở giữa rừng sâu như thế này, tại sao có xóm đạo? 1 đứa trẻ thấy linh mục đến, chúng tri hô lên, và chạy về làng báo tin. Dân làng kéo ra thật đông, vui vẻ đón tiếp chàng như 1 linh mục. Họ kể lể cha ông trước đây là người công giáo, nhưng đã bao thế hệ, họ chỉ biết giữ đạo theo truyền thống cha ông để lại, nghĩa là sáng nào cũng nghe tiếng kẻng, tập họp tại nhà thờ đọc kinh lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ Maria, rồi xem lễ rược lễ, do ông tộc trưởng cử hành thánh lễ y như 1 linh mục thật..

 Thời gian kéo dài như vậy suốt mấy thế hệ. Đạo đối với họ, kể như là đạo truyền thống cha truyền con nối. Ai cũng đeo chuỗi hạt Mân Côi và cây thánh giá , chứng tỏ mình là người công giáo. Những bộ lạc chung quanh cũng biết như thế, và cùng sống hoà hợp với nhau, như anh em trong 1 khu vực, và còn bảo vệ nhau, mỗi khi có giặc cướp đến . Bất đắc dĩ phải làm linh mục trong hoàn cảnh đặc biệt này. Chàng đã tỏ ra đạo đức, đứng đắn, nghiêm trang, đóng vai như 1 linh mục thật. Nhờ khi còn nhỏ, chàng cũng đã là chú bé giúp lễ, cho nên biết được các thủ tục hành lễ và các phép Bí Tích. Sáng nào cũng kéo chuông tập họp giáo dân, đọc kinh lần chuỗi Mân Côi, làm lễ, giải tội y như 1 họ đạo thật. Chàng cũng cho lập các hội đoàn và giảng dạy rất chu đáo, đến nỗi không ai biết đưọc chàng là 1 linh mục giả. Thời gian trôi qua cũng đã mấy năm. Vì là trung úy phi công, chứ không phải là 1 linh mục thật, cho nên đôi khi cũng bị cám dỗ, thấy những bông hoa rừng thật đẹp, gợi tình cảm lãng mạn. Nhưng nhìn xuống thấy mình là 1 linh mục, phải cố giữ sao để khỏi hoen ố tâm hồn, và làm gương cho giáo dân. Cho nên chàng đã phải sống như 1 tu sĩ thật. 

 Toà Giám Mục điạ phận Nam Kinh được báo cáo có 1 linh mục về coi xứ đạo ở bộ lạc, cho nên cử phái đoàn đến điều tra cho biết sự thực. Chàng biết nếu sự việc đổ bễ, sẽ gây ra không biết bao nhiêu là gương xấu. Cho nên 1 hôm chàng đã xin về Toà Giám Mục trình bày tất cả sự thực, và xin sẽ đi khõi nơi đây. Nhưng để giữ uy tín với giáo dân đơn sơ mộc mạc này, Toà Giám Mục sẽ cử 1 linh mục khác đến thay thế, và tuyệt đối không nói gì đến truyện chàng là 1 linh mục giả. Rồi sau khi 2 cha bàn giao, chàng sẽ âm thầm ra đi 1 cách hết sức êm can. Toà Giám Mục đã chấp thuận đề nghị này của chàng. Đó là “la main gauche de Dieu”

 

Lời bàn : Chuỗi hạt Mân Côi là hạt giống còn sót lạ tại đây cũng như tại Nhật Bản, mà trong bài trước chúng tôi có đề cập đến. Khoảng thế kỷ thứ 14, 15 cũng đã có các linh mục thừa sai sang giảng đạo ở phương đông, có đến Trung Quốc, nhưng rồi vì lệnh cấm đạo, cho nên đã có linh mục trốn tránh đến vùng xa xôi hẻo lánh. Ở đây các ngài dạy đạo cho giáo dân tân tòng, và truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ bằng chuỗi hạt Mân Côi. Do đó tập tục lần chuỗi Mân Côi có từ thời đó. Cũng như chúng ta thấy khi sang giảng đạo tại Việt Nam, ở đâu các cha thừa sai, hoặc các cha dòng Dominico, đều truyền bá trước hết là lòng tôn sùng Đức Mẹ, bằng tràng chuỗi Mân Côi. Do đó cũng không lấy làm lạ khi các người công giáo ở bộ lạc này, chỉ biết lần chuỗi Mân Côi là đúng với thời kỳ ấy.