Việc cứu trợ Covid-19: không được bỏ bất kỳ ai lại đằng sau
23:48 21/05/2020
277
Caritas đang kêu gọi các chính phủ, ủng hộ những người dễ bị tổn thương cũng như kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế không được dừng lại hay giảm bớt giữa đại dịch bùng phát Covid -19 chưa từng có. Chúng ta không được bỏ quên những người dễ bị tổn thương nhất.
“Cuộc khủng hoảng này hiện đang tác động chủ yếu đến Châu Âu và các nước Phương Tây, nhưng chúng ta không được bỏ qua Phía Nam toàn cầu, và những người dễ bị tổn thương nhất có thể đang bất lực và cần đến sự liên đới trên toàn cầu hơn,” Aloysius John, Tổng thư ký Caritas Quốc tế đã phát biểu như thế.
Không ai được bỏ lại phía sau và phải đảm bảo người dân được viện trợ, đặc biệt ở những nước đang phát triển nơi nạn dịch có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc hơn cả ở phương Tây, do bởi sự yếu kém về cấu trúc y tế và kinh tế của quốc gia.
Caritas đã hoạt động trên toàn cầu và mỗi một thành viên trong 165 tổ chức Caritas các nước đang đối phó với tình trạng khẩn cấp Covid-19, bằng việc nâng cao nhận thức về cách ngăn chặn virus khỏi lây lan và cung cấp sự phục vụ trực tếp.
Trong số các thành viên tổ chức Caritas, Caritas Venezuela đã tăng cường nỗ lực trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và với nguồn lực hạn hẹp, cung cấp cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất và bị gạt ra bên lề xã hội những bộ dụng cụ vệ sinh cũng như hỗ trợ tâm lý xã hội và tinh thần từ xa cho các gia đình và người già.
Caritas Lebanon đã huy động các nguồn lực của mình và điều chỉnh các dịch vụ của mình để đối phó với nạn dịch bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ nghiêm ngặt, trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ thực phẩm và y tế thiết yếu.
Trong thời điểm đặc biệt này điều quan trọng là làm sao loại bỏ tất cả các trở ngại ngăn chặn các Quốc gia đảm bảo viện trợ cho người dân của họ.
Nhìn vào Trung Đông, Caritas đang thu hút sự chú ý đến tác động nghiêm trọng mà các lệnh trừng phạt về kinh tế và những hạn chế do cộng đồng quốc tế áp đặt có thể trên cả lãnh vực chăm sóc sức khoẻ và xã hội. Trên thực tế, những biện pháp ngăn chặn việc tiếp cận nguồn vốn, hàng hoá và trang thiết bị y tế sẽ cho phép cung cấp chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và giúp đảm bảo sự sống còn của người dân.
Caritas cũng thôi thúc không bỏ lại những người di dân, người tị nạn và những người tìm kiếm trú ẩn có nguy cơ lây nhiễm cao do hoàn cảnh trên hành trình của họ, không gian đông đúc mà họ sống và điều kiện làm việc bấp bênh của họ. Caritas kêu gọi các chính quyền địa phương đảm bảo quyền tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản, bất kể tình trạng pháp lý của họ.
Điều này đã trở nên rõ ràng và cấp bách hơn trong đại dịch, khi thiếu quyền tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản như vậy như chăm sóc sức khoẻ đang tạo ra những rủi ro lớn cho các cộng đồng di cư và chủ nhà. Caritas cũng lặp lại lời kêu gọi của Cao uỷ Liên Hợp Quốc đến các nhà lãnh đạo thế giới không ngăn chặn quyền tiếp cận các nước khác để xin tị nạn, và không buộc mọi người quay trở lại những tình huống nguy hiểm.
Trong khi đối phó với một cuộc khủng hoảng sức khoẻ lớn, những tác động về kinh tế của đại dịch này không được quên. Chẳng hạn, nhiều người lao động di dân bất hợp pháp đã mất việc, vì họ phải làm bất hợp pháp và không thể đến nơi làm việc, do đó mất nguồn bảo vệ chính và hỗ trợ tài chính cho cả gia đình của họ (cũng như nước họ). Caritas kêu gọi các chính phủ không loại trừ bất cứ công nhân nào khỏi các bảo đảm bảo trợ xã hội và đưa ra các biện pháp chấm dứt việc làm bất hợp pháp.
Cuối cùng có một bài học chúng ta phải học từ đại dịch này. Nỗi sợ chết được gây ra bởi Covid-19 và tất cả những gì chúng ta đang làm để cứu người, phải dẫn chúng ta đến ngừng giết chóc thông qua chiến tranh và bạo lực. Như Aloysius John đã nhấn mạnh: “Đây là một khía cạnh quan trọng mà chúng ta cần nuôi dưỡng vì bây giờ mọi người biết sống trong sợ hãi và mất ai đó như thế nào, là thời điểm để giải quyết vấn đề này và dừng chiến tranh và xung đột”.
Nguồn: Caritas Quốc tế
Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam